Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe và Bảo hiểm Trợ cấp y tế là 2 sản phẩm bảo hiểm bổ sung phổ biến. Hầu hết khách hàng khi tham gia BHNT đều tham gia 1 trong 2 loại bảo hiểm này. Tuy nhiên lại hay bị nhầm lẫn quyền lợi của 2 sản phẩm. Vậy thực tế 2 loại bảo hiểm này khác nhau như thế nào? Nên tham gia sản phẩm nào?
Nội dung
Điểm chung
Không ai có thể lên kế hoạch cho ốm đau, bệnh tật. Vì vậy mỗi khi sự cố này xảy ra thường gây xáo trộn rất lớn trong gia đình. Nằm viện giúp chúng ta chữa lành các tổn thương về thể chất. Nhưng đổi lại cũng khiến gia đình tổn thất rất lớn về mặt tài chính. Vì thế các loại bảo hiểm sức khỏe đều cần thiết để chúng ta có 1 chủ động đón nhận rủi ro.
Cả 2 sản phẩm này đều có quyền lợi trong trường hợp khách hàng ốm đau nằm viện. Và đều là những sản phẩm bảo hiểm ưu việt và rất cần thiết cho mọi người. Thường thì khách hàng có thể tùy vào tài chính và nhu cầu của bản thân và gia đình để lựa chọn cho phù hợp. Tùy mức mà có thể có quyền lợi từ phổ thông đến cao cấp, đáp ứng nhu cầu của nhiều người.
Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe
Mỗi công ty Bảo hiểm lại có 1 tên gọi riêng cho sản phẩm bảo hiểm này. Nhưng điểm chung đều là bảo hiểm bảo lãnh và thanh toán chi phí y tế. Tùy vào lựa chọn mà khách hàng sẽ chỉ được thanh toán nội trú hay cả cả chi phí khám bệnh. Sản phẩm này sẽ thanh toán chi phí phát sinh thực tế trong quá trình điều trị. Dựa vào hóa đơn tài chính và thanh toán trên đó theo hạn mức của thẻ.
Ví dụ: Thẻ Chăm sóc sức khỏe Toàn cầu cao cấp của Daiichi có quyền lợi 1 tỷ cho 1 bệnh. Nhưng không phải cứ bị bệnh là nhận 1 tỷ. Trong đó có các giới hạn phụ: Tiền phòng 3tr/1 ngày, phẫu thuật 75tr/1 lần… Nhưng không phải khách hàng nằm viện 5 ngày là nhận 15tr. Daiichi sẽ thanh toán theo chi phí thực tế, tiền phòng 2tr thì sẽ nhận bồi thường 10tr. Còn nếu khách hàng nằm phòng 3,5tr thì cũng chỉ nhận bồi thường 15tr. Phần còn lại khách hàng tự chi trả phần chênh lệch.
Thông thường Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe có quyền lợi cao hơn và hỗ trợ tốt hơn trợ cấp y tế. Theo đó phí cho sản này cũng thường cao hơn, phạm vi bảo hiểm rộng hơn.
Bảo hiểm Trợ cấp y tế
Sản phẩm này cũng có rất nhiều tên gọi khác nhau. Với Daiichi là Bảo hiểm Hỗ trợ viện phí. FWD là sản phẩm Trợ cấp nằm viện. Manulife là Bảo hiểm Trợ cấp y tế và Trợ cấp nằm viện. Chubb Life là Bảo hiểm Hỗ trợ nằm viện… Đặc điểm chung là đều có tên hỗ trợ/trợ cấp. Và từ tên gọi có thể hiểu là sản phẩm chỉ hỗ trợ/trợ cấp thôi.
Ví dụ: Khách hàng A tham gia bảo hiểm Hỗ trợ viện phí của Daiichi với số tiền bảo hiểm 500.000/1 ngày. Anh A nhập viện 20 ngày do tai nạn. Trong đó có 10 ngày điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt. Có điều trị tại phòng cấp cứu và có phẫu thuật. Thì quyền lợi bảo hiểm anh A nhận được như sau:
Kết luận
Thông thường chi phí y tế hiện nay rất cao nên các sản phẩm trợ cấp y tế chỉ hỗ trợ được 1 phần. Bảo hiểm y tế thì thanh toán theo tuyến và danh mục hạn chế. Khi khách hàng sử dụng phòng dịch vụ thì tham gia thẻ chăm sóc sức khỏe mới là lựa chọn tối ưu. Và cũng là sự chuẩn bị tốt nhất cho mọi tình huống rủi ro trong cuộc sống.
Một điểm rất đáng lưu tâm là khách hàng cần phải quan tâm đến thời gian chờ, giới hạn thanh toán của mỗi sản phẩm bảo hiểm. Với Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe toàn cầu Daiichi thời gian chờ là 30 ngày với các bệnh thông thường. Và 90 ngày với các bệnh nghiêm trọng (có danh sách cụ thể). Ưu điểm là Daiichi không giới hạn đợt nên khách hàng có thể nhận được quyền lợi tối đa ngay trong 1 đợt điều trị.
ĐĂNG KÝ NGAY HÔM NAY
- Tư vấn gói bảo hiểm phù hợp với gia đình
- Tư vấn chi tiết các quyền lợi khi tham gia
- Sản phẩm đầu tư tỉ suất lợi nhuận hấp dẫn
- Nhận ngay QUÀ TẶNG khi tham gia hợp đồng mới